Thứ tư, 24/4/2024
Chào mừng quý khách đến với bệnh viện Đa Khoa huyện Giồng Riềng!

Trang chủ → Tin tức

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

        Khoa KSNK là một khoa cận lâm sàng trực thuộc TTYTPQ chuyên môn của khoa là thực hiện công tác về kiểm soát nhiễm khuẩn trong TTYT, bao gồm các khâu như: thực hiện kiểm tra giám sát, xử lý y dụng cụ tập trung và  xử lý tất cả đồ vải cho toàn Trung tâm, thu gom vận chuyển chất thải y tế, …

        - Số điện thoại khoa: 02973.99 20 40

        1. Tổ chức nhân sự:

        - Trưởng khoa KSNK: Phạm Thị Hè Thu, Cử nhân điều dưỡng

        - Điều dưỡng trưởng khoa: Võ Thị Huyền Trân, Cử nhân điều dưỡng

        - Công tác khử-tiệt khuẩn, có 03 nhân viên: Lê Minh Trí, Nguyễn Thị Trà, Trương Thị Trinh.

        - Công tác xử lý đồ vải, có 02 nhân viên: Nguyễn Thị Hằng và Bùi Thị Hậu

        - Công tác vệ sinh và thu gom vận chuyển rác thải trong Trung tâm, có 18 nhân viên.

        2. Tổng nhân sự là 23, trong đó:

        - 02 Cử nhân điều dưỡng

        - 01 Y tế công cộng

        - 01 Y sĩ

        - 01 Trung cấp điều dưỡng

        - 18 lao động phổ thông

        3. Cơ sở vật chất:

        - Phòng làm việc: 01

        - Phòng máy móc: 02

        - Phòng trực: 01

        4. Chức năng nhiệm vụ:

        - Chức năng:

        1). Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hang năm để trình Hội đồng (ban) Kiểm soát nhiễm khẩn thẩm định trước khi Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.

        2). Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.

        3). Đầu mối phối hợp với các khos, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:

        a. Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

        b. Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.

        c. Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.

        4). Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.

        5). Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa hco5, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

        6). Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

        7). Thao dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.

        8). Tham gia cùng khoa Vi sinh, khoa Dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

        9). Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

        - Nhiệm vụ, quyền hạn:

        1). Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

        2). Lập kế hoạch công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trình Giám Đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

        3). Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện và đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.

        4). Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

        5). Đề xuất kế hoạch mua sắm, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị, vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

        6). Tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện kiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học sinh, sinh viên y, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

        7). Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan đánh giá hiệu quả thực hiện các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.

        8). Tổng kết, báo cáo hoạt động và kết quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

        9). Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng các qui định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

        10). Nhận của các khoa dụng cụ đã sử dụng và trả các khoa các dụng cụ đã được tiệt khuẩn.

        11). Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và đồ vải đúng quy định, quy trình kỹ thuật Trung tâm Y tế.

        12). Bảo đảm vệ sinh ngoại cảnh Trung tâm Y tế luôn sạch, đẹp.

        13). Thực hiện thu gom và xử lý chất thải đúng quy chế xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn Trung tâm Y tế.

        5. Phương châm của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:

        “ MÔI TRƯỜNG SẠCH SẼ, BỆNH TẬT ĐẨY LÙI”


Số lượt truy cập:

Trực tuyến: